Thứ Tư, 23 tháng 4, 2025

Kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả

 Để đồng bộ với sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng hiện nay, dịch vụ quản lý tòa nhà thay cho chủ đầu tư cũng được quan tâm hơn. Vậy dịch vụ này là gì? Kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả, tiết kiệm chi phí? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên qua nội dung sau.

Quản lý tòa nhà văn phòng

Đây là công việc vận hành tòa nhà, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra được suôn sẻ, thuận lợi nhất. Nhằm mang lại cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, công nhân viên làm việc tại tòa nhà cảm giác thoải mái, khai thác hiệu quả tiện ích văn phòng. 

POTS - Quản lý vận hành tòa nhà
POTS – Quản lý vận hành tòa nhà

Các hoạt động cụ thể khi quản lý một tòa nhà bao gồm:

Quản lý tài chính

Đội ngũ quản lý tòa nhà có trách nhiệm quản lý tài chính, những khoản thu chi theo cách rõ ràng, minh bạch, đáp ứng nhu cầu khách hàng. 

Các khoản chi tiện ích khi quản lý vận hành tòa nhà văn phòng bao gồm: chi phí điện, nước; chi phí thuê dịch vụ, lao công dọn dẹp, vệ sinh khu vực chung; chi phí đảm bảo an ninh. Ngoài ra khoản chi cho việc vận hành, sửa chữa hệ thống kỹ thuật cũng chiếm một phần lớn và cần được dự toán một cách cẩn trọng. 

Quản lý nhân sự

Mỗi tòa nhà đều cần đội ngũ nhân sự có trình độ, phù hợp cho từng vị trí cụ thể. Công việc của đội ngũ quản lý ở khâu này là tuyển dụng, đào tạo nhóm nhân sự này. Đồng thời đảm bảo công tác giám sát hoạt động của nhân viên, đưa ra chế độ lương thưởng hợp lý với vị trí, trình độ, hiệu quả đem lại

Quản lý khách hàng

Quản lý khách hàng, đối tượng sử dụng văn phòng là công việc cần chú trọng và lưu tâm đến trong quá trình quản lý, vận hành tòa nhà. Hoạt động này bao gồm giải quyết yêu cầu, khiếu nại của khách hàng. Tổ chức và phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng, trải nghiệm tốt nhất cho đối tượng này, tránh làm ảnh hưởng tới lợi ích của chủ đầu tư.

Vận hành hệ thống kỹ thuật

Mỗi tòa nhà văn phòng đều được lắp đặt hệ thống kĩ thuật nhằm thông gió, cung cấp điện, phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy,…

Hệ thống kỹ thuật cần được vận hành đúng quy định, kiểm tra và bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động trơn tru trong suốt quá trình sử dụng.

Lý do nên sử dụng dịch vụ từ các đơn vị chuyên nghiệp

Quản lý tòa nhà không phải là việc đơn giản. Công tác quản lý, vận hành này cần được thực hiện theo một quy trình thống nhất, nghiêm ngặt bởi sự phối hợp chặt chẽ của đội ngũ nhân sự. Đặc biệt là hỗ trợ từ hệ thống kỹ thuật, máy móc hiện đại, đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Một trong những kinh nghiệm quản lý hiệu quả đó chính là sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Các chủ đầu tư thường tìm đến các công ty, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ này bởi các ưu điểm sau:

Đem lại hiệu quả công việc cao

Công tác quản lý, vận hành tòa nhà văn phòng đòi hỏi sự cẩn trọng, bao quát tổng thể, đồng thời tỉ mỉ trong từng mắt xích nhỏ. Các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý dày dặn kinh nghiệm, trình độ cao sẽ đảm bảo mọi thứ được diễn ra suôn sẻ, khai thác tối đa tiện ích tòa nhà.

Nâng cao giá trị tòa nhà

Qua việc tổ chức quản lý toà nhà hiệu quả, bài bản, đáp ứng mọi mong đợi từ khách hàng, giá trị tòa nhà văn phòng sẽ được nâng cao tối đa. Giúp giữ chân khách hàng thuê văn phòng lâu dài.

Tiết kiệm chi phí, công sức

Sử dụng dịch vụ quản lý giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm chi phí, công sức. Không còn đau đầu về vấn đề quản lý nhân sự, vận hành hệ thống kỹ thuật. Đặc biệt giúp tiết kiệm chi phí nhờ quản lý tài chính hiệu quả, tránh phát sinh chi phí không cần thiết do thiếu kinh nghiệm.

Doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ quản lý và vận hành toà nhà

Sử dụng dịch vụ là lựa chọn tối ưu, đem lại nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư. Lựa chọn đơn vị uy tín, đem lại hiệu quả công việc cao cũng là một vấn đề khó. Sau đây là một số đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà có thể tham khảo.

POTS – Chuyên cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà cao cấp

Phát triển cùng phương châm “Nghiêm túc”, “Hành động tinh tế”, công ty luôn nỗ lực đem đến cho khách hàng dịch vụ quản lý tòa nhà hiệu quả, chuyên nghiệp nhất.

POTS - Quản lý vận hành tòa nhà
POTS – Quản lý vận hành tòa nhà

DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN POTS

Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam
Hotline: 0901908890
Email: potsproperty@petrosetco.com.vn

Dịch vụ quản lý tòa nhà OCS

OCS được thành lập cùng sự liên doanh giữa hai tập đoàn Comin Asia và OCS UK. Đây là một trong những công ty uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Các dịch vụ tại OCS đều được đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng cùng hệ thống quản lý được xây dựng khoa học, hiệu quả.

Savills Việt Nam

Savills có quy mô toàn cầu với hơn 600 văn phòng đại diện trên 60 quốc gia. Hiện tại, tập đoàn đang sở hữu các bất động sản với diện tích lên đến 6.311.620 m2. Vì vậy đây là một trong các công ty nước ngoài chuyên về bất động sản tại Việt Nam. 

Đặc biệt Savills còn sở hữu danh sách quản lý, đội ngũ nhân viên đa quốc gia với trình độ cao, chuyên nghiệp, đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng đề ra.

CBRE Việt Nam

Nằm trong top 10 doanh nghiệp quản lý tòa nhà lớn nhất thế giới, kinh doanh về lĩnh vực bất động sản. CBRE có trụ sở chính đặt tại Los Angeles và đã hoạt động tại Việt Nam hơn 17 năm. Chính vì vậy, đây là một trong những lựa chọn hoàn hảo để sử dụng dịch vụ quản lý nhà chung cư, văn phòng.

Lời kết về giám sát vận hành các tòa nhà văn phòng

Quản lý tòa nhà sao cho hiệu quả luôn là vấn đề khó đối với các chủ đầu tư. Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả, tối ưu hoá chi phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung bài viết, cùng đón chờ những bài viết tiếp theo từ chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam

Hotline: 0901 90 88 90

Email: pots.info@petrosetco.com.vn

Website: Pots.vn

Google site: POTS - Quản lý tòa nhà, POTS - Quản lý vận hành tòa nhà

Blogspot: Pots - Kỹ thuật tòa nhà

Pinterest: Pots - Bảo trì tòa nhà

Tumblr: Pots - Hệ thống BMS

Facebook: Pots - Quản lý chung cư

Thương hiệu không phải là yếu tố cần quan tâm duy nhất khi tìm kiếm đơn vị quản lý vận hành bất động sản

 Tìm kiếm một đối tác tin cậy trong lĩnh vực quản lý bất động sản là yếu tố quan trọng hàng đầu, không chỉ ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn mà còn ảnh hưởng thành công của dự án về lâu dài.

Theo khảo sát, việc đánh giá công ty quản lý bất động sản chuyên nghiệp dựa trên các yếu tố: Uy tín thương hiệu, đội ngũ chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu chính của khách hàng với đa dạng dịch vụ cần thiết khác.

Trên thực tế mỗi dự án bất động sản sẽ có yêu cầu kinh doanh và sử dụng khác nhau: Trong khi dạng khu căn hộ đề cao yêu cầu về an ninh, an toàn cháy nổ, sự thuận tiện trong sinh hoạt thì các dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại lại yêu cầu tối ưu về đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín thương hiệu, tăng trưởng doanh thu.

Tuy nhiên bên cạnh đó, các yếu tố đặc điểm về vị trí, cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, mục tiêu hướng tới và yêu cầu của chủ đầu tư… cũng ảnh hưởng đến quản lý vận hành.

Thương hiệu không phải là yếu tố cần quan tâm duy nhất khi tìm kiếm đơn vị quản lý vận hành bất động sản

Bài toán quản lý dự án bất động sản quan trọng nhất chính là duy trì chất lượng lâu dài của công trình, đảm bảo an toàn và cung cấp dịch vụ làm hài lòng người sử dụng

Điểm yêu cầu chung đầu tiên của các khách hàng đều là cần thiết đảm bảo an toàn, an ninh, vệ sinh. Một chủ đầu tư một cao ốc văn phòng tại Quận 3, TP.HCM chia sẻ: “Năng lực của các đơn vị quản lý dự án bất động sản trước hết được đánh giá thông qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung về quản lý như vệ sinh, an ninh, đội ngũ vận hành,… Tiếp đến là khả năng cung cấp các dịch vụ nâng cao và quan trọng nhất là đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của dự án và chủ đầu tư”.

Theo đại diện công ty quản lý bất động sản POTS, các công tác quản lý vận hành cơ bản là các yêu cầu buộc các công ty quản lý vận hành tòa nhà phải đảm bảo thực hiện được trong mỗi giờ, mỗi phút. Khách hàng doanh nghiệp (chủ đầu tư) và người sử dụng bất động sản (cư dân tại khu căn hộ, người làm việc tại các cao ốc văn phòng) hiện nay có những yêu cầu khắt khe hơn. Nhưng chung quy lại có thể thấy mục tiêu mang lại sự an tâm về tuổi thọ và chất lượng công trình, an toàn về con người và tài sản cho doanh nghiệp; sự thuận tiện, thoải mái, yên tâm từ người sử dụng bất động sản mang tính quyết định cho sự thành công của dự án.

Thương hiệu không phải là yếu tố cần quan tâm duy nhất khi tìm kiếm đơn vị quản lý vận hành bất động sản

Tòa nhà Petrovietnam Tower, tọa lạc tại số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM được quản lý bởi POTS

Ngoài khả năng đáp ứng các yêu cầu chuyên môn cơ bản về vệ sinh, an ninh, cảnh quan, vận hành kỹ thuật,… đơn vị quản lý cần có đủ năng lực để có thể tiếp cận ngay từ giai đoạn nhận bàn giao từ thi công để nắm được các đặc điểm đặc thù của dự án, các yêu cầu riêng biệt của chủ đầu tư và mong muốn về cấp độ, mô hình dịch vụ của khách hàng sử dụng để từ đó thiết lập được cơ cấu nhân sự, hệ thống quy trình quản lý, bảo trì, bảo dưỡng và phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Ngoài ra khách hàng hiện nay cũng có xu hướng ưu tiên lựa chọn các công ty quản lý có năng lực đa dạng hoá, linh động hoá dịch vụ để tạo nên một hệ sinh thái cung ứng đa năng.

POTS là một trong số không nhiều những đơn vị quản lý bất động sản cung cấp đầy đủ hầu hết các nhu cầu liên quan trong quản lý vận hành tòa nhà tại TP.HCM. Bao gồm: quản lý tòa nhà, dự án bất động sản thương mại và dân cư; tư vấn khai thác bất động sản; tư vấn giai đoạn tiền khai trương, cung ứng nhân sự; khai thác cho thuê; bảo trì, sửa chữa kỹ thuật; qua đó cho phép cung cấp bộ giải pháp toàn diện hoặc các giải pháp đơn theo nhu cầu của khách hàng.

Không chỉ dừng lại ở khả năng cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn có sẵn mà luôn “chuyên tâm” đáp ứng mọi yêu cầu riêng biệt đặc thù của mỗi khách hàng, mỗi dự án. POTS đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị bất động sản, tối thiểu hóa chi phí thực hiện cho khách hàng.

Quản lý bất động sản – Yếu tố năng lực dịch vụ là điều mỗi chủ đầu tư, mỗi dự án tìm kiếm mà trong đó, sự an tâm và hài lòng của người sử dụng bất động sản là thước đo.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam

Hotline: 0901 90 88 90

Email: pots.info@petrosetco.com.vn

Website: Pots.vn

Google site: POTS - Quản lý tòa nhà, POTS - Quản lý vận hành tòa nhà

Blogspot: Pots - Kỹ thuật tòa nhà

Pinterest: Pots - Bảo trì tòa nhà

Tumblr: Pots - Hệ thống BMS

Facebook: Pots - Quản lý chung cư

Mô hình quản lý chung cư cao tầng: Mô Hình Đổi Mới Cho Đô Thị

Các công trình dự án chung cư cao tầng đang được xây dựng và sử dụng ngày càng nhiều. Theo đó thì nhu cầu để vận hành tốt các tòa nhà cũng được quan tâm đẩy mạnh hơn. Vậy làm thế nào để áp dụng mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả cho dự án của mình? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như tính ứng dụng của mô hình này thông qua bài phân tích sau.

Mô hình quản lý chung cư cao tầng: Mô Hình Đổi Mới Cho Đô Thị

Thế nào là mô hình quản lý chung cư cao tầng

Trước khi nắm về mô hình thì chúng ta phải hiểu được khái niệm về quản lý chung cư là gì? Chi khi hiểu hết tính chất thì mới có thể lựa chọn và áp dụng hiệu quả mô hình quản lý chung cư cho tòa nhà.

Khái quát về quản lý chung cư cao tầng

Đây là dịch vụ giúp chủ đầu tư quản lý và vận hành tòa nhà mọi hoạt động nằm trong hệ thống sinh hoạt của các mô hình chung cư cao tầng. Cụ thể là giúp kiểm soát và vận hành các bộ phận như an ninh, lễ tân hay bảo trì sửa chữa trang thiết bị cùng vệ sinh cảnh quan… của dự án.

Bên cạnh đó thì dịch vụ quản lý còn là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ giữa chủ đầu tư và cư dân. Thông qua công tác vận hành hiệu quả sẽ giúp cho tòa nhà được cung cấp đầy đủ các tiện nghi đạt chuẩn. Giá trị của tòa nhà chung cư sẽ được nâng cao và độ uy tín của chủ đầu tư cũng sẽ được củng cố rất nhiều trong những dự án khác.

Mô hình quản lý chung cư cao tầng: Mô Hình Đổi Mới Cho Đô Thị

Yếu tố để mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả

Một mô hình chung cư được vận hành tốt sẽ cần đảm bảo được các yếu tố quan trọng trong các nội dung quản lý sau:

  • Tài chính

Nhiệm vụ của bộ phận này là quản lý tốt các hoạt động giao dịch và ngân sách chi phí thu chi hằng tháng một cách rõ ràng. Mọi khoản phí đều được công khai minh bạch cho cư dân và chủ đầu tư cùng theo dõi và kiểm tra. Đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả để phát triển tốt chung cư và nâng cao giá trị và danh tiếng cho tòa nhà dự án.

  • Khách hàng

Nhân viên có nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn và vấn đề phát sinh cho khách hàng. Đảm bảo mang đến sự hài lòng và thoải mái cho cư dân và người làm việc tại chung cư. Tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp tích cực của người dân và chủ đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ.

  • Nhân viên

Đây là nhóm đối tượng có vai trò quan trong tham gia trực tiếp vào công tác quản lý tòa nhà. Nhân viên sẽ được chia theo các bộ phận với chức năng khác nhau như bảo vệ an ninh, lễ tân hay chăm sóc cảnh quan vệ sinh hoặc bảo trì hệ thống cùng những bộ phận hành chính khác. 

Quản lý tốt nhân viên và đưa ra hoạch định chính xác để phát huy tối đa điểm mạnh của mỗi bộ phận. Thường xuyên đánh giá và tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho nhân viên. Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp và bài bản nhất khi sống và sinh hoạt tại đây.

  • Bảo trì kỹ thuật

Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho cư dân khi sử dụng các dịch vụ và hệ thống cơ sở vật chất tại chung cư. Nhân viên sẽ thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng định kỳ các hệ thống điện nước hay máy móc… Sẵn sàng hỗ trợ cư dân sửa chữa nhanh nhất để hạn chế tối đa sự bất tiện cho họ.

Mô hình quản lý chung cư cao tầng: Mô Hình Đổi Mới Cho Đô Thị

Các mô hình quản lý tòa nhà cao tầng được dùng phổ biến

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ quản lý cao ốc văn phòng khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên có hai hình thức mô hình quản lý được sử dụng rộng rãi và nổi tiếng hơn cả. Cụ thể:

Mô hình có bộ phận quản lý được phía chủ đầu tư tự lập nên

Đối với hình thức vận hành này thì chủ đầu tư sẽ trực tiếp tham gia vào các công việc kiểm tra và giám sát đối với tòa nhà. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí trung gian cho người dân sinh sống. Tuy nhiên điều bất cập là khi có tranh chấp diễn ra thì phía chiếm lợi thế hơn là bên đầu tư. Mọi hoạt động được diễn ra phần lớn là nhằm nâng cao lợi ích cho chủ đầu tư.

Mô hình được phía đầu tư thuê về từ các đơn vị chuyên nghiệp

Đối với hình thức này thì đơn vị được thuê về sẽ đại diện cho chủ đầu tư thực hiện mọi công tác quản lý đối với tòa nhà chung cư. Mô hình này được ưa chuộng hơn nhiều so với mô hình do chủ đầu tư tự lập. 

Đây là cầu nối trung gian giữa cả hai phía nên mọi tranh chấp sẽ được giải quyết công bằng nhất. Thông qua điểm khác biệt nổi trội đó mà mô hình này mới được áp dụng nhiều đến thế.

Lời kết

Mô hình quản lý chung cư cao tầng là nội dung không thể thiếu khi dự án chung cư căn hộ được đưa vào hoạt động. Công tác quản lý phù hợp sẽ giúp cho chủ đầu tư nâng cao được chất lượng dự án cũng như danh tiếng của mình. Thông qua những kiến thức chúng tôi chia sẽ hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ được nội dung và tầm quan trọng của mô hình quản lý tòa nhà chung cư cao tầng.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam

Hotline: 0901 90 88 90

Email: pots.info@petrosetco.com.vn

Website: Pots.vn

Google site: POTS - Quản lý tòa nhà, POTS - Quản lý vận hành tòa nhà

Blogspot: Pots - Kỹ thuật tòa nhà

Pinterest: Pots - Bảo trì tòa nhà

Tumblr: Pots - Hệ thống BMS

Facebook: Pots - Quản lý chung cư

 

Những điều cần biết về phí bảo trì tòa nhà chung cư

 


Khi mua hoặc thuê căn hộ chung cư bạn sẽ phát sinh trả thêm chi phí bảo trì chung cư. Mức phí mỗi nhà phải đóng khá lớn, tính bằng 2% giá trị căn nhà bạn sở hữu. Vậy phí bảo trì tòa nhà chung cư là gì? Mục đích, cách sử dụng, người chịu trách nhiệm kinh phí như thế nào? POTS sẽ giúp bạn giải đáp được các băn khoăn đó.

Chi phí bảo trì tòa nhà chung cư là gì?

Phí bảo trì tòa nhà chung cư được hiểu là khoản phí chỉ được sử dụng để bảo trì phần lớn hạng mục thuộc sở hữu chung của tòa nhà khi cơ sở vật chất hạ tầng bị xuống cấp trong quá trình sử dụng chung cư. Khoản chi phí này được nêu rõ ràng trong luật nhà ở công bố năm 2014.

Bên trong khuôn viên chung cư sẽ bao gồm các căn hộ cùng với phần diện tích chung: sảnh, hành lang, bãi đỗ xe, hệ thống điện, nước, PCCC, chiếu sáng … nhà vệ sinh công cộng.

Kinh phí thường thu định kì nhằm bảo trì nhà chung cư, tiến hành sửa chữa các hệ thống khi xảy ra các sự cố như hư hỏng hoặc xuống cấp trong quá trình vận hành, quản lý chung cư. Tất cả để đảm bảo sinh hoạt cho mọi cư dân sinh sống trong chung cư.

Trích lục:

Điều 34 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD về Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định về các hạng mục sử dụng kinh phí bảo trì. 

Theo đó, phí bảo trì được sử dụng để:

1. Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

2. Bảo trì hệ thống các thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư, bao gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống thông gió, hệ thống cấp điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, các thiết bị điện dùng chung, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cấp ga, lò sưởi trung tâm, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy, cột thu lôi và các thiết bị khác dùng chung cho nhà chung cư.

3. Bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư; các công trình công cộng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

4. Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư.

5. Các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

(Nguồn: Luật nhà ở 2014)

Cách tính giá dịch vụ bảo trì tòa nhà

Theo điều 108 Luật nhà ở năm 2014 quy định cách tính phí bảo trì chung cư phụ thuộc vào nhiều trường hợp nộp phí. Tham khảo cách tính phí cụ thể sau đây:

1. Trường hợp 1 – Người thuê mua căn hộ hoặc diện tích nộp: Phí bảo trì phải thu sẽ 2% giá trị căn hộ do chủ sở hữu mua hoặc diện tích khác.

2. Trường hợp 2 – Chủ đầu tư nộp: Đối với căn hộ, phần diện tích sở hữu khác trong khu vực tòa nhà chung cư có các trường hợp nhỏ hơn:

  • Chủ đầu tư giữ lại không bán
  • Chủ đầu tư không cho thuê mua hoặc chưa bán
  • Chủ đầu tư chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng

Tất cả các trường hợp vừa nêu, chủ đầu tư phải đóng phí 2% dựa trên giá trị căn hộ hoặc phần diện tích giữ lại. Phần giá trị quy đổi này được tính theo giá bán căn hộ (tính mức giá cao nhất) của nhà chung cư đó.

Sử dụng phí bảo trì chung cư như thế nào?

Đối với khoản phí bảo trì chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm đóng phí theo cách gởi vào tài khoản tiết kiệm đã mở tại tổ chức tín dụng uy tín, mở hợp đồng quản lý hạng mục kinh phí này. Song song với đó, chủ đầu tư cũng cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà ở tại khu vực tỉnh/thành phố đang hoạt động. Trong thời hạn 7 ngày kể từ lúc thu phí bảo trì chung cư của người mua, người thuê.

Chủ đầu tư tiến hành thu phí có trách nhiệm bàn giao cho bộ phận ban quản lý căn hộ chung cư đồng quản lý kinh phí đó đúng mục đích, đúng hạng mục cơ sở hạ tầng cần sửa chữa, thay thế. Có phương án thông báo cho người dân ở chung cư, kê khai rõ các khoản chi, có hóa đơn đầy đủ. Thanh toán và quyết toán kinh phí theo như các quy định của pháp luật về tài chính và phải tiến hành báo cáo tại Hội nghị nhà chung cư.

Trong trường hợp ban quản trị nhà chung cư có những người dùng khoản phí này theo mục đích cá nhân, cắt xén sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật và đồng thời có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dù lớn hay nhỏ.

Những ai có trách nhiệm đóng phí bảo trì chung cư

Việc đóng phí đúng theo thời hạn, đúng theo hợp đồng đem lại sự ổn định cơ sở vật chất, hạ tầng chung cư. Đây là việc thực hiện theo đúng quy định pháp luật, thường trách nhiệm sẽ thuộc về 3 phần đối tượng bao gồm: cư dân, chủ đầu tư, chủ sở hữu căn hộ/mặt bằng. Chi tiết như sau:

1. Cư dân

Khi sinh sống trong tòa nhà chung cư, mọi cư dân đại diện có trách nhiệm đóng phí bảo trì đúng hạn để đảm bảo tính an toàn, kịp thời sửa chữa, nâng cấp khi hệ thống bên trong tòa nhà xảy ra sự cố không mong muốn.

2. Chủ đầu tư

Dựa theo điều 108 Luật nhà ở năm 2014, đối với phần căn hộ, diện tích mặt bằng khác trong nhà chung cư nhưng chủ đầu tư đã bán hoặc cho thuê, mua thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp 2% giá trị căn hộ, mặt bằng đó. Khoản chi phí này được tính thẳng vào tiền bán hoặc thuê mua nhà mà người mua, thuê cần phải đóng khi nhận bàn giao. Điều khoản này cũng được quy định rõ ràng trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua.

3. Chủ sở hữu nhà chung cư

Chủ sở hữu mặt bằng, căn hộ có trách nhiệm đóng góp thêm khoản chi phí bảo trì tương ứng phần bất động sản đang sở hữu. Bảo trì nhà chung cư sẽ bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì chung. Chủ sở hữu thực hiện nộp phí bảo trì riêng và đóng góp phần bảo trì chung cho chung cư.

Thời gian hợp lý khi nộp phí bảo trì chung cư

Khi người mua, thuê căn hộ/mặt bằng được bàn giao bất động sản nên bắt đầu đóng phí bảo trì chung cư. Căn cứ trên hợp đồng mua bán hoặc thuê đã thoản thuận trước đó để nộp đúng phí, phù hợp. Thời điểm thanh toán khoản phí bảo trì đã được pháp luật quy định cặn kẽ trong điều 108 Luật nhà ở 2014.

Đối với chủ sở hữu nhà chung cư, vẫn chưa có quy định cụ thể về thời gian nộp phí bảo trì chung cư. Thay vào đó sẽ có một số ý kiến đề xuất chủ sở hữu nên đóng phí bảo trì trong vòng 5 năm (lúc kết thúc hợp đồng bảo hành nhà chung cư).

Một số lưu ý về phí bảo trì chung cư

  • Khi quỹ bảo trì chung cư cạn kiệt, chủ đầu tư và ban quản lý sẽ tiến hành yêu cầu đóng phí, trước đó phải thông báo họp với cư dân để trưng cầu ý kiến.
  • Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung khu vực chung cư phải có hóa đơn tài chính, có biên bản thanh toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có hướng xử lý, xoa dịu, thương thảo với cư dân khi xảy ra tranh cãi về khoản phí.

Vừa rồi POTS đã giải đáp cho bạn biết thêm những thông tin chi tiết về chi phí bảo trì chung cư gồm định nghĩa, cách tính, những quy định và lưu ý để bạn nắm rõ. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với POTS theo thông tin:

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam

Hotline: 0901 90 88 90

Email: pots.info@petrosetco.com.vn

Website: Pots.vn

Google site: POTS - Quản lý tòa nhà, POTS - Quản lý vận hành tòa nhà

Blogspot: Pots - Kỹ thuật tòa nhà

Pinterest: Pots - Bảo trì tòa nhà

Tumblr: Pots - Hệ thống BMS

Facebook: Pots - Quản lý chung cư

Giá dịch vụ bảo trì tòa nhà trọn gói được tính như thế nào?


 Dịch vụ bảo trì tòa nhà không còn là một dịch vụ quá mới mẻ trong lĩnh vực quản lý vận hành bất động sản. Tuy nhiên giá dịch vụ bảo trì tòa nhà trọn gói sẽ được tính như thế nào, quy trình triển khai ra sao cũng là thông tin mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm những thông tin này thì hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Bảo trì tòa nhà là gì?

Trước khi tìm hiểu giá dịch vụ bảo trì tòa nhà thì cần hiểu bảo trì là hoạt động quản lý tòa nhà được tiến hành thường xuyên hoặc định kỳ tùy thuộc vào từng hạng mục. Mục đích là giúp tòa nhà được vận hành một cách linh hoạt và ổn đinh nhất có thể. Điều này sẽ giúp cho tòa nhà được giảm đi các rủi ro, hư hỏng nếu có trong suốt quá trình sử dụng; đồng thời cũng giúp cho việc tăng tuổi thọ của các thiết bị máy móc có bên trong tòa nhà.

Theo đó thì hoạt động bảo trì tòa nhà sẽ được chi thành 2 hoạt động chính như sau:

  • Bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà: bao gồm việc kiểm tra sửa chữa tất cả hệ thống máy móc thiết bị đang hoạt động trong tòa nhà đảm bảo không làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của tòa nhà.
  • Bảo trì công trình xây dựng: công trình xây dựng bao gồm mọi công trình liên quan đến tòa nhà như hệ thống tường, sàn, nền móng,… đảm bảo cho tuổi thọ của tòa nhà đồng thời tránh sự xuống cấp của tòa nhà nếu như không được sửa chữa khắc phục kịp thời.

Giá dịch vụ bảo trì tòa nhà trọn gói hiện nay như thế nào?

Hiện nay giá dịch vụ bảo trì tòa nhà có nhiều mức khác nhau; bởi chi phí này còn phụ thuộc vào từng danh sách thiết bị kỹ thuật cũng như nhu cầu của mỗi tòa nhà. Bên cạnh đó, giá dịch vụ bảo trì tòa nhà cũng tùy vào tình trạng của mỗi tòa nhà; còn mới hay đã xuống cấp. Vì vậy nếu bạn muốn chính xác giá dịch vụ bảo trì tòa nhà trọn gói tốt nhất cần liên hệ trực tiếp với đơn vị thực hiện để có thể đến khảo sát tình trạng và đưa ra mức giá cụ thể nhất.

Quy trình thực hiện bảo trì tòa nhà trọn gói

Để đảm bảo quá trình bảo trì được diện ra nhanh chóng, chính xác thì đơn vị thực hiện hay còn gọi là dịch vụ bảo trì cần thực hiện theo quy trình như sau:

Để đảm bảo quá trình bảo trì được diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác, đơn vị cung cấp dịch vụ

Lập danh mục máy móc, thiết bị của tòa nhà cần bảo trì

Việc lên danh sách các thiết bị hay máy móc có trong tòa nhà để cần được bảo trì sẽ giúp cho việc quản lý được hệ thống máy móc này. Đồng thời cũng lên lịch được các thiết bị này cần được bảo trì định kỳ theo tháng hay năm. Việc này cũng khá quan trọng trong việc biết được giá dịch vụ bảo trì tòa nhà bao nhiêu là phù hợp. Trưởng bộ phận kỹ thuật của tòa nhà sẽ chịu trách nhiệm bước này; và sẽ có sự quản lý trong một hệ thống để khi nào có máy móc mới sẽ được cập nhật.

Khảo sát hiện trạng tòa nhà

Khảo sát tòa nhà sẽ biết được tính năng, tình trạng của tòa nhà được như thế nào. Các thiết bị máy móc nên bảo dưỡng ra sao, tần suất phù hợp. Từ đó đưa ra các phương án để có thể giúp tòa nhà được bảo trì tốt nhất.

Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tòa nhà

Sau các bước lên danh sách máy móc, khảo sát tòa nhà thì đơn vị dịch vụ bảo trì tòa nhà sẽ lên kế hoạch cụ thể để có thể bảo dưỡng, bảo trì tòa nhà. Kế hoạch này sẽ được chủ đầu tư phê duyệt trước khi thực hiện. Tất nhiên trong bước này cũng sẽ nêu lên giá dịch vụ bảo trì tòa nhà để chủ đầu tư có thể biết được các hạng mục chi phí.

Chuẩn bị bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà

Đề xuất các thiết bị, vật tư cần thiết cho việc bảo trì và tiến hành mua hàng theo kế hoạch đã được chủ đầu tư phê duyệt, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ đã cam kết.

Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà

Theo đúng kế hoạch đã đưa ra, đơn vị bảo trì nhà chung cư sẽ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng và ký nghiệm thu biên bản bảo trì bảo dưỡng không gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành của tòa nhà.

Những hạng mục cần được bảo trì trong tòa nhà?

Bảo trì tòa nhà là một trong những việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi việc bảo trì nếu được thực hiện đúng thời gian, phù hợp với máy móc hay hệ thống sẽ giúp giảm thiểu được các rủi ro nếu có. Bên cạnh đó, mang lại được hiệu quả cao trong quá trình vận hành quản lý tòa nhà. Nhưng có phải tất cả các hạng mục đều cần bảo trì hay không?

Bảo trì hệ thống điện cho tòa nhà

Hệ thống điện cho tòa nhà là một trong những hạng mục kỹ thuật quan trọng của mỗi tòa nhà. Điện hầu như liên quan đến hầu hết các hoạt động trong tòa nhà; do đó việc bảo điểm các hoạt động điện ổn định sẽ quyết định duy trì các hoạt động khác ổn định. Đây là hạng mục được ưu tiên bảo trì thường xuyên và phải luôn được đảm bảo tình trạng tốt nhất.

Hệ thống cấp thoát nước

Ngoài điện thì nước cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà. Bên cạnh đó, nước cũng  bảo đảm được công tác vệ sinh, tưới cây, hỗ trợ phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, các khu vực nước thải sinh hoạt hoặc nước mưa cũng cần xem xét. Hệ thống nước không chỉ nên bảo trì được duy trì tốt mà còn phải xử lý các tình trạng quá tải; tránh tình trạng ngập trong tòa nhà.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng nên được chú ý để giúp cho việc xử lý các vấn đề phát sinh về cháy nổ được xử lý tốt nhất. Một số tòa nhà còn diễn tập tình huống để kiểm tra chất lượng của hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Hệ thống thang máy, thang cuốn

Thang máy hay tháng cuốn sẽ giúp cho quá trình di chuyển và lưu thông cư dân được nhanh chóng nhất. Hệ thống này cũng cần được bảo trì thường xuyên; đặc biệt là những tòa nhà cao tầng. Bởi nếu không bảo trì nếu có sự cố xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Hệ thống an ninh, camera giám sát

Việc giám sát an ninh bằng camera sẽ rất hữu ích với những tòa nhà có quy mô lớn. Vì vậy tất cả hệ thống này cần được thực hiện bảo trì bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên; nhằm đảm bảo tính an ninh cho tòa nhà và đảm bảo tòa nhà hoạt động an toàn, hiệu quả hơn.

Hệ thống thông gió và điều hòa

Hệ thống điều hòa thông gió giúp điều tiết chất lượng không khí và nhiệt độ bên trong tòa nhà, nâng cao sự tiện nghi, thoải mái cho cư dân.

Hiện nay, dù rất nhiều tòa nhà chung cư hay trung tâm thương mại được mở; thế nhưng không phải ở đâu cũng có sẵn cho mình một đội ngũ bảo trì chuyên nghiệp và có chuyên môn. Việc bảo trì tòa nhà khó mà thực hiện tốt nếu như đội ngũ chỉ bao gồm 1 – 2 người; mà nên có một dịch vụ chuyên nghiệp. Do đó, tốt nhất chủ đầu nên tìm hiểu và chọn một đơn vị thực hiện dịch vụ này để mang lại kết quả tốt nhất.

Công ty Pots là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà. Những dự án tại công ty đều được đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Luôn đảm bảo không chỉ tốt và hiệu quả về mặt kỹ thuật, quy trình mà giá dịch vụ bảo trì tòa nhà cũng luôn phù hợp với từng chủ đầu tư khác nhau.

Trên đây là một vài thông tin về giá dịch vụ bảo trì tòa nhà trọn gói; nếu bạn cũng quan tâm dịch vụ này tại Pots thì có thể liên hệ để được tư vấn, khảo sát và báo giá nhé.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Unit 209-211, Lầu 2, Tòa nhà PetroVietnam, Số 1 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, Việt Nam

Hotline: 0901 90 88 90

Email: pots.info@petrosetco.com.vn

Website: Pots.vn

Google site: POTS - Quản lý tòa nhà, POTS - Quản lý vận hành tòa nhà

Blogspot: Pots - Kỹ thuật tòa nhà

Pinterest: Pots - Bảo trì tòa nhà

Tumblr: Pots - Hệ thống BMS

Facebook: Pots - Quản lý chung cư

Kinh nghiệm quản lý tòa nhà văn phòng hiệu quả

  Để đồng bộ với sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng hiện nay, dịch vụ quản lý tòa nhà thay cho chủ đầu tư cũng được quan tâm hơ...